Responsive Ads Here

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Phương pháp lăn kim trị nám da có hiệu quả hay không?

Tình trạng nám da xuất hiện từ độ tuổi 25 trở đi và theo thời gian năm sẽ trở nên đậm màu hơn khiến cho không ít phụ nữ lo lắng. Họ thường tìm đến các phương pháp điều trị nám, điển hình như việc sử dụng lăn kim trị nám. Liệu các phương pháp này có hiệu quả không hay là sẽ làm cho tình trạng nám và bề mặt da bị tổn thương hơn? Hãy cùng Blog Phụ Nữ Làm Đẹp tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau.

lan kim tri nam

I. Nám da là gì? Nguyên nhân gây nám da

Nám da là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn sậm màu như màu vàng, nâu vàng, nâu sáng hay màu nâu đen. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng chủ yếu ở hai bên gò má, trán, mũi, cằm. Về bản chất, nám là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu và khó chữa trị hơn.

– Nguyên nhân gây nám da:

  • Da bị lão hóa theo độ tuổi.
  • Do cơ thể bị stress, tâm trạng, tâm lý tinh thần căng thẳng kéo dài.
  • Do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh. Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gặp tình trạng nám da. 
  • Do nhiễm độc chì, thủy ngân… trong các loại mỹ phẩm, đồ makeup.
  • Do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt khiến da bị nhiễm bức xạ nhiệt.
  • Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoa quả tươi, thiếu vitamin…
  • Do mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, bệnh về gan, sốt rét, giun sán, di chứng sau điều trị bệnh ngoài da vùng mặt để lại.

Xem thêm: Nám nông (nám mảng): nguyên nhân hình thành và cách điều trị như thế nào?

II. Lăn kim trị nám là gì?

lan kim tri nam

Phương pháp lăn kim (Microneedling) từ lâu đã được sử dụng trong việc cải thiện nếp nhăn, cấu trúc da và thu nhỏ lỗ chân lông. Phương pháp này sẽ tạo ra các vết thương nhỏ trên da, sau đó dựa vào cơ chế tự làm lành của da để loại bỏ các tế bào cũ và kích thích hình thành tế bào mới trên da. 

Bên cạnh đó, phương pháp lăn kim còn được sử dụng để điều trị chứng tăng sắc tố da, bao gồm nám da bằng cách phá vỡ sắc tố bên dưới bề mặt da. Phương pháp này sẽ thúc đẩy hoạt động của tế bào mô da, từ đó kích thích sản sinh collagen và elastin để da sáng mịn, hồng hào.

III. Lăn kim có trị được nám không?

lan kim tri nam

Phương pháp lăn kim trị nám tàn nhang sẽ tác động đến lớp biểu bì và lớp hạ bì da nhằm kích hoạt các tế bào nguyên bào sợi sản sinh collagen mới. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng bánh lăn chứa khoảng 150 – 200 đầu kim vô trùng siêu nhỏ tác động lên trên da. Quá trình này sẽ tạo ra các tổn thương nhỏ ngoài da nhằm kích thích tạo ra các vùng da mới, chưa bị tác động bởi hormone hay ánh nắng mặt trời.

Cùng với đó, bác sĩ sẽ kết hợp thoa các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu khác. Các tổn thương sẽ giúp da hấp thụ dưỡng chất hoặc thành phần điều trị tốt hơn, từ đó phá vỡ và đào thải các hắc sắc tố melanin, hình thành da mới và trả lại màu da tự nhiên. Sau khoảng 5 ngày, vùng da bị ảnh hưởng bởi sắc tố sẽ bắt đầu bong ra. Làn da mới chưa bị ảnh hưởng bởi nám sẽ được hình thành và trở nên khỏe mạnh hơn. 

Trong nghiên cứu của Học viện Da liễu Hoa Kỳ dựa trên kết quả của 459 bệnh nhân bị nám da đến từ 7 quốc gia khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra phương pháp dùng lăn kim kết hợp với liệu pháp thoa kem tại chỗ đã cải thiện tình trạng này sau 8 tuần và làn da có chuyển biến rõ rệt sau 12 tuần. Thông thường, các đợt điều trị lăn kim cách nhau từ 4 – 6 tuần.

Xem thêm: Cách làm nghệ ngâm mật ong trị nám da hiệu quả nhất

IV. Các thành phần chăm sóc da hỗ trợ phương pháp lăn kim

Các chất làm sáng da có vai trò hỗ trợ cho liệu pháp lăn kim trị nám trong từng giai đoạn của quá trình. Trong 2 tuần trước khi lăn kim, bạn sẽ được kê đơn dùng liệu trình kem tẩy trắng (hydroquinone) theo toa hoặc dùng kết hợp giữa hydroquinone với retinoid và corticosteroid liều lượng thấp. 

Sử dụng các hoạt chất làm sáng da từ đầu sẽ giúp điều chỉnh và giảm kích thích các tế bào sắc tố trong quá trình lăn kim trị nám. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến nghị sử dụng bất kỳ loại kem nào chứa hydroquinone sau 2 tháng kể từ khi lăn kim.

Tuy nhiên, bạn không nên thoa các loại thuốc làm sáng da chưa được kiểm nghiệm lên vùng da mới thực hiện lăn kim. Bởi trong các sản phẩm này chứa chất bảo quản, silicone,… có thể gây ra phản ứng dị ứng và vết sưng tấy bị viêm.f

V. Đối tượng nào không nên sử dụng lăn kim trị nám?

lan kim tri nam

Lăn kim trị nám là một thủ thuật xâm lấn, an toàn cho mọi loại da và màu da khác nhau. Tuy nhiên, những người có tình trạng da mãn tính thì không nên áp dụng liệu trình này, cụ thể là:

  • Da bị mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc,…
  • Da bị nhiễm trùng
  • Cơ địa dễ bị sẹo lồi
  • Da quá mỏng và nổi nhiều gân xanh, mao mạch hiện rõ
  • Da quá nhạy cảm
  • Da thiếu hụt collagen.

Ngoài ra, những người đang mắc bệnh tiểu đường (khả năng liền vết thương chậm và dễ bị nhiễm trùng da) hoặc đang mang thai thì nên cẩn trọng khi áp dụng lăn kim trị nám.

VI. Tác dụng phụ của phương pháp lăn kim trị nám 

lan kim tri nam

Lăm kim là thủ thuật xâm lấn da nên nó có thể để lại một số tác dụng phụ như: bầm tím, khô da, mẩn đỏ, bong tróc da và sưng tấy nhưng đa phần là không quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, lăn kim có thể làm trầm trọng tình trạng tăng sắc tố. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, di truyền, nội tiết tố,  yếu tố môi trường, các sản phẩm chăm sóc da,…

Việc tái sử dụng kim nhiều lần, không làm sạch kỹ lưỡng hay dùng kim kém chất lượng đều tiềm ẩn rủi ro cao. Ngoài ra, môi trường thực hiện không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng da bị viêm, sưng tấy hoặc bong tróc da. Nếu những người thực hiện lăn kim trị nám trước đó bị mắc bệnh liên quan đến HIV/AIDS hay bệnh lây qua đường máu cộng với vệ sinh kim không đúng cách thì bạn có thể bị lây nhiễm.

Hơn thế nữa, việc chất lượng kim không đảm bảo, đầu kim không đủ nhỏ và sắc thì trong quá trình trị liệu có thể làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu. Từ đó, dẫn đến những tổn thương da, xuất hiện các ổ tụ huyết cầu dưới da, khiến da xỉn màu và sạm đen.

Bên cạnh đó, bạn không nên áp dụng phương pháp làm đẹp này quá nhiều lần cũng như tự ý lăn kim tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp thực hiện liệu trình này.

VII. Lưu ý sau khi thực hiện lăn kim trị nám

Sau khi thực hiện phương pháp lăn kim trị nám, làn da của bạn có thể sẽ gặp 1 số phản ứng sau:

  • Lần đầu khi thực hiện, bạn sẽ cảm giác hơi đau và chảy máu nhẹ
  • Sau khi lăn kim thì da mặt ửng đỏ, da bắt đầu bong mày (vảy) kèm theo cảm giác ngứa ngáy 
  • Sau liệu trình lăn kim, bạn phải tuân thủ các chế độ chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến việc điều trị nám bằng phương pháp lăn kim. Hy vọng thông qua bài viết của Blog Phụ Nữ Làm Đẹp, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc lăn kim trị nám để đạt được hiệu quả cao nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét